Kinh tế Hội nghị thượng đỉnh G20 2009 tại Luân Đôn

Tại cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G-20, gồm 19 nền kinh tế lớn nhất thế giới và Liên minh châu Âu, các nhà lãnh đạo đồng ý sẽ công bố một sổ đen những sào huyệt trốn thuế có thể đưa tới những chế tài - điều mà PhápÐức đã cố thúc đẩy - và để cải thiện việc giám sát nhắm vào các quỹ đầu tư nhiều rủi ro và các cơ quan đánh giá tín dụng. Các thị trường, đang khao khát tin vui khi nền kinh tế toàn cầu đang co rút, lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, đã phản ứng một cách tích cực trước các con số.[2]

Vào thứ năm 2 tháng 4, các nhà lãnh đạo thế giới đã thỏa thuận dành 1.100 tỉ Mỹ kim để giúp nền kinh tế thế giới qua Quỹ Tiền Tệ Quốc tế và các định chế khác và để chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế tệ hại nhất kể từ cuộc Ðại Khủng Hoảng, và siết chặt các quy định để ngăn ngừa chuyện đó tái diễn. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã coi nhẹ những bất đồng tại cuộc họp thượng đỉnh và tuyên bố đó là "một bước ngoặt" cho nền kinh tế thế giới. Các chứng khoán đã khởi sắc nhưng các nhà kinh tế cảnh giác về sự lạc quan quá đáng.

"Chúng ta đã đồng ý về một loạt những biện pháp chưa từng có, nhằm tái lập sự tăng trưởng và ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng như vậy xảy ra một lần nữa," ông Obama nói tại một cuộc họp báo. "Chúng ta cũng đã bác bỏ chủ nghĩa bảo hộ có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng này."

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội nghị thượng đỉnh G20 2009 tại Luân Đôn http://www.theage.com.au/opinion/australia-may-str... http://uk.reuters.com/article/idUKTRE53127W2009040... http://www.reuters.com/article/latestCrisis/idUS12... http://news.bbc.co.uk/2/hi/business/7974190.stm http://news.bbc.co.uk/2/hi/business/7979483.stm http://news.bbc.co.uk/2/hi/europe/7977407.stm http://www.guardian.co.uk/politics/blog/2009/apr/0... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:2009_G...